Skip to main content

Giá cao su chạm đáy ?

 Giá cao su chạm đáy ?

Hiện giá cao su SVR 3L đang ở mức 30 triệu đồng/tấn, mức giá thấp nhất kể từ năm 2008 (tính theo tỷ giá đô la Mỹ). Các doanh nghiệp cao su đang đứng trước thách thức thay đổi chiến lược kinh doanh: sản xuất những mặt hàng cao su thị trường cần hơn là tập trung vào những mặt hàng ít được tiêu thụ như lâu nay.

Thế giới cần gì?
Giá cao su đã xuống đến mức buộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) phải tổ chức một hội nghị toàn tập đoàn vào cuối tuần trước. Tại đây, các báo cáo đều đề cập nhu cầu thế giới cần gì, và một lần nữa xem lại những sản phẩm Việt Nam đang sản xuất có phù hợp với thị trường hay không. Một kết luận chung là những mặt hàng cao su của Việt Nam hiện nay không đáp ứng tốt nhu cầu thị trường thế giới. Điều này khác hẳn với Thái Lan - nước có sản lượng cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), năm 2013, bốn nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Nhật Bản đã nhập gần 66% trong tổng số gần 10 triệu tấn cao su thiên nhiên xuất khẩu của các nước, trong đó, nhiều nhất là cao su dùng để sản xuất lốp xe ô tô như SVR 10, SVR 20.
Trong bốn nước xuất khẩu cao su nhiều nhất, Thái Lan - đứng đầu thế giới về sản lượng cao su thiên nhiên hàng năm, là nước có khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu các loại cao su của các nước nhập khẩu, kế đến là Malaysia và Indonesia. Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu xuất cao su SVR 3L (để sản xuất găng tay, dây thun, đế giày dép) qua Trung Quốc, do nước này có chính sách miễn thuế cho mặt hàng này và do giá SVR 3L thường cao hơn giá SVR 10, SVR 20 khoảng 200 đô la Mỹ/tấn. Có một số công ty từng phải dùng cả văn phòng làm việc để làm nơi chứa vì kho hàng đã đầy ắp cao su SVR 3L.
VRA cũng trích dẫn báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) cho thấy đến năm 2020, tổng nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên ước khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó, khoảng 11 triệu tấn dùng để sản xuất lốp xe các loại, còn nhu cầu đối với cao su SVR 3L chỉ khoảng 150.000 tấn, tức chỉ bằng một phần ba sản lượng hiện nay của Việt Nam!
Mặt khác, thị trường tiêu thụ SVR 3L nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu trong tương lai, vì một lý do nào đó, nước này không còn ưu đãi thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này nữa thì các công ty nhập khẩu có khả năng sẽ chuyển sang nhập cao su SVR 10, SVR 20 có giá rẻ hơn. Với cơ cấu sản xuất chủ yếu là cao su thiên nhiên SVR 3L chất lượng cao, hiện các doanh nghiệp Việt Nam bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đây là một bất lợi.

Cơ hội thay đổi
Ông Trần Ngọc Thuận, Tổng giám đốc VRG, cho biết trước đây tập đoàn thường làm kế hoạch kinh doanh từng năm một, nhưng do những biến động của thị trường, nay tập đoàn yêu cầu các công ty con, công ty thành viên lập kế hoạch năm năm và đòi hỏi kế hoạch phải đảm bảo có lãi. “Cao su là cây công nghiệp dài ngày và giá cao su biến động từng năm nên không thể đòi hỏi kế hoạch kinh doanh năm sau cao hơn năm trước mà phải tính một chặng đường dài hơn, cụ thể ở đây là năm năm”, ông Thuận giải thích.
Theo giám đốc một công ty trồng và xuất khẩu cao su ở Đồng Nai, để có thể thuyết phục các cổ đông thay đổi chiến lược kinh doanh, ban giám đốc cần có những con số thuyết phục đi kèm. Ông cho biết, cao su SVR 3L là loại tốt được thu hoạch vào sáng sớm, chỉ vài giờ sau khi vừa cạo mủ xong. Còn SVR 10 hay SVR 20 được thu mủ vào cuối ngày, khi cao su đã đông lại, kèm theo đó là một lượng tạp chất nhất định.
Tuy nhiên, chuyển sang thu hoạch cao su dạng đông (để sản xuất SVR 10, SVR 20), năng suất cạo mủ của một công nhân có thể tăng gấp 1,5 lần, lên khoảng 600 cây/ngày; chi phí tiền lương giảm 20%, tương đương 150 đô la Mỹ/tấn. Bên cạnh đó, sản xuất SVR 10, SVR 20 không sử dụng hóa chất nên chi phí đầu vào cũng giảm theo, khoảng 6 đô la Mỹ/tấn; chi phí vận chuyển giảm 35% và nếu công suất chế biến trên 6.000 tấn/năm thì chi phí giảm thêm 20% nữa, tương đương 20 đô la Mỹ/tấn; chi phí xử lý nước thải cũng giảm 50%, tương đương 7-15 đô la Mỹ/tấn. Tính ra, chi phí sản xuất SVR 10, SVR 20 giảm được khoảng 200 đô la Mỹ/tấn.
Ông này cũng tính toán tới việc nhà máy sẽ hoạt động không tới 70% công suất thiết kế nên thay vì đầu tư nhà máy chế biến mủ SVR 10, SVR 20, ông quyết định cho gia công ở nhà máy khác cách đó gần 100 ki lô mét sẽ có chi phí thấp hơn.
Như vậy, đây là cơ hội để các công ty cao su thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng tập trung sản xuất những sản phẩm thị trường đang có nhu cầu cao, đồng thời giảm chi phí sản xuất.

Tham khảo: Sự khác biệt của nhựa và cao su là gì ?

Comments

Popular posts from this blog

Ông " Hai Lúa " chế tạo máy quét lá cao su

Ông " Hai Lúa " chế tạo máy quét lá cao su   Đến khu phố Phú Thịnh, xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước hỏi ông Nguyễn Hữu Năm, ít người biết nhưng hỏi “cụ ông quét lá cao-su” ai cũng biết. Ông Năm chỉ về nhà lúc chập tối, mờ sáng lại vào khu rẫy rộng hơn 30 ha cao-su và vườn cây ăn trái sum suê ở thôn 3, xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập. Ở đây nhiều người trồng cao-su nhưng người biết chế chiếc máy quét lá cao-su chỉ duy nhất có mình “Hai Lúa” Nguyễn Hữu Năm.  Là một trong những nông dân có thành tích sản xuất giỏi nhất ở Bình Phước hơn 10 năm nay, ông Năm nhiều lần đi báo cáo điển hình toàn quốc. Thu nhập từ vườn cây ăn trái và cao-su của ông bình quân mỗi năm vài tỉ đồng. Trang trại hơn 30 ha cao-su của ông Năm vào loại đẹp nhất khu vực, bởi ông có kĩ thuật trồng, chọn giống và chăm sóc rất tốt. Hiện ông quản lí hơn 10 công nhân nông nghiệp trong trang trại của mình. Biết tin ông Năm sản xuất thành công máy quét lá cao-su đầu tiên ở Bình Phước và khu vực

Tin Bài Cao Su ( Cũ )

Để tiện cho việc đăng thêm tin mới, trang www.hungphuocloi.com sẽ chuyển những bài viết cũ và những sản phẩm khác của  Công ty SX TM Nhựa & Cao Su Hưng Phước Lợi   không được đăng trên trang www.hungphuocloi.com , đều được chuyển đến những trang blog khác của Công ty SX TM Nhựa & Cao Su Hưng Phước Lợi  . Dưới đây là đường link dẫn đến những trang blog của Công ty SX TM Nhựa & Cao Su Hưng Phước Lợi : Những tin bài Cao Su (cũ) đã được hungphuocloi.com   chuyển đến những trang blog của Hưng Phước Lợi :  ​ Tác hại không ngờ của"vòng tay cao su" :  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/12/tac-hai-khong-ngo-cuavong-tay-cao-su.html Qúa trình phát triển của cây cao su:  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/12/qua-trinh-phat-trien-cua-cay-cao-su.html Giá cao su chạm đáy ?:  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/12/gia-cao-su-cham-ay.html Ông " Hai Lúa " chế tạo máy quét lá cao su :  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/11/ong-h

Khắc phục giá cao su giảm mạnh ?

Khắc phục giá cao su giảm mạnh ? Trong tình hình giá bán mủ cao su xuống thấp, để cao su tiểu điền phát triển bền vững, người dân cần nhìn nhận và xem xét lại các định mức về đầu tư, chăm sóc đảm bảo năng suất, có thu nhập và vẫn giữ được vườn cây. Giảm chi phí đầu tư Ông Phan Thành Dũng – Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao su VN (RRIV), cho rằng đây là thời điểm để củng cố lại, loại bỏ những vườn cây chất lượng kém, trồng không đúng quy trình kỹ thuật trước đây. “Cao su thời giá cao, nông dân tiểu điền ngày nào cũng cạo, đến thời điểm này nhiều vườn cây kiệt sức. Hiện nay, giá bán mủ thấp, thu nhập bị ảnh hưởng; cùng với sản lượng 2 quý đầu năm không cao, chỉ chiếm 30% sản lượng cả năm, nên có hiện tượng phá bỏ cây cao su. So với lúc cao điểm (gần 90 triệu đồng/tấn), thì giá hiện nay thấp (khoảng 35 triệu đồng/tấn). Nhưng so với các loại cây trồng dài ngày khác, nhất là suất đầu tư thì làm cao su vẫn có lợi nhuận”, ông Dũng nhận định. Để tránh trường hợp, lúc giá