Skip to main content

Gía cao su biến động, nhưng vẫn có lãi !

Gía cao su biến động, nhưng vẫn có lãi !

Từ năm 2011, giá cao su Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước liên tục giảm cả về giá trị và sản lượng. Nên các chuyên gia luôn phải nghĩ cách ứng phó kịp thời để cứu ngành cao su, đặc biệt khi nhiều địa phương ồ ạt đốn cây ,thay vào nhiều loại cây ngắn hạn khác.

Vì sao giá liên tục giảm 3 năm ?
Năm 2011, thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản và lũ lụt tại Thái Lan ,cùng với sự suy yếu của kinh tế châu Âu làm nhu cầu cao su tăng trưởng chậm từ năm 2012. Trong khi đó, diện tích trồng mới từ năm 2005 bắt đầu được thu hoạch, đẩy sản lượng cao su tăng nhanh, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng chậm.
Năm 2013, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đạt 12,04 triệu tấn, trong khi chỉ tiêu thụ được 11,4 triệu tấn, dư 644.000 tấn, khiến cung > cầu trong 3 năm liên tiếp, đẩy hàng tồn kho lên hơn 1,4 triệu tấn, trong đó tổng lượng cao su dự trữ tại Trung Quốc vào cuối năm 2013 tồn hơn 600.000 tấn cao su.
Sau khi giá cao su tăng liên tục từ năm 2005 .Đạt đỉnh điểm vào tháng 2-2011, nhiều người dân đã chuyển đổi cây khác sang trồng cây cao su, đưa diện tích cây cao su lên 955.700ha vào cuối năm 2013, vượt quy hoạch 800.000ha khoảng 155.700ha.
Ngoài ra, một số diện tích cao su dù đã già cỗi cần tái canh hoặc thanh lý vẫn được giữ lại và một số diện tích cây non do trồng nhanh vội, không tuân thủ quy trình kỹ thuật nên chất lượng, năng suất vườn cây kém. Và khi giá cao su giảm, chỉ còn khoảng 37-39 triệu đồng/tấn, người dân lại tìm cách chuyển đổi sang cây trồng khác.
Giảm sản lượng 2014 :
Nhu cầu cao su thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi của nền kinh tế, được dự báo từ 11,4 triệu tấn năm 2013 lên 15-15,5 triệu tấn năm 2020, tiếp tục tạo cơ hội cho người trồng phát triển cây cao su lâu dài. Để hỗ trợ cho người trồng cao su giảm bớt khó khăn trong thời kỳ giá thấp hiện nay, Chính phủ Thái Lan và Malaysia vừa quyết định một số chính sách giúp nâng đỡ giá, nhờ vậy, giá cao su đã tăng nhẹ vào cuối tháng 6-2014.
Từ thực tế những vườn cao su đã có 19-20 năm thu hoạch dù giá bán giảm mạnh nhưng vẫn có lãi khi được quản lý tốt và điều chỉnh chi phí hợp lý, VRA khuyến cáo nếu năng suất quá thấp hoặc hiệu quả kém, nên cưa đốn để bán gỗ tạo vốn tái canh hoặc chuyển sang cây trồng khác, tránh thanh lý vườn cao su già ồ ạt để không bị ép giá gỗ.
Khi trồng lại, cần sử dụng những giống năng suất cao trên 2-3 tấn/ha phù hợp theo vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao và tăng khả năng chống chịu trong thời kỳ giá thấp. Với những vườn cây đang trong giai đoạn thu hoạch hoặc mới trồng đạt tiêu chuẩn về chất lượng và năng suất bình quân 2-2,2 tấn/ha (Đông Nam bộ) và 1,5-1,8 tấn/ha (miền Bắc và Tây nguyên), cần tiếp tục duy trì.
Mỗi hộ nếu có 3ha cao su có thể thu được ít nhất 165-240 triệu đồng/năm và lãi 22,5-30 triệu đồng/hộ/năm, tỷ suất lợi nhuận khoảng 15%. Trước mắt, nên giảm sản lượng kết hợp với giảm chi phí, giảm số ngày thu hoạch, không thu hoạch sớm vườn cây chưa đủ tiêu chuẩn, giảm phân bón cho vườn đã trưởng thành, làm cỏ tối thiểu… Có thể trồng xen hoặc chăn nuôi kết hợp để tạo thêm nguồn thu nhập trong lúc chờ giá phục hồi.
Đối với những vườn cao su phát triển ngoài vùng quy hoạch hoặc vùng đất không phù hợp, chất lượng kém, nên để người dân chuyển đổi sang mục đích khác hoặc sang những cây trồng khác đang được Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ. Hiện VRA đang tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính xem xét không thu thuế xuất khẩu cao su và tạo điều kiện để doanh nghiệp xuất khẩu cao su không phải kê khai tính nộp thuế giá trị gia tăng như những nông sản khác.
Để góp phần ngăn chặn giá cao su giảm sâu và sớm cân đối cung cầu nhằm phục hồi giá, từ tháng 2-2014, VRA cũng khuyến cáo giảm sản lượng trong năm 2014 và không bán cao su với giá thấp hơn giá quốc tế.
Về lâu dài, ngành cao su Việt Nam và doanh nghiệp cần nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cao su thiên nhiên đáp ứng thị trường, đảm bảo chất lượng, uy tín, xây dựng thương hiệu quốc gia và quốc tế, tăng tiêu thụ nguyên liệu cao su trong nước cho lĩnh vực chế biến sâu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thân thiện môi trường, giảm lệ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô, hướng đến phát triển bền vững.
Nhiều nước đang tích cực tìm giải pháp tăng cường sử dụng cao su thiên nhiên vào những sản phẩm mới và điều chỉnh giảm sản lượng trong năm 2014-2015 để sớm cân đối cung cầu, tạo điều kiện có thể phục hồi dần giá cao su thiên nhiên trước năm 2016.

Comments

Popular posts from this blog

Tin Bài Cao Su ( Cũ )

Để tiện cho việc đăng thêm tin mới, trang www.hungphuocloi.com sẽ chuyển những bài viết cũ và những sản phẩm khác của  Công ty SX TM Nhựa & Cao Su Hưng Phước Lợi   không được đăng trên trang www.hungphuocloi.com , đều được chuyển đến những trang blog khác của Công ty SX TM Nhựa & Cao Su Hưng Phước Lợi  . Dưới đây là đường link dẫn đến những trang blog của Công ty SX TM Nhựa & Cao Su Hưng Phước Lợi : Những tin bài Cao Su (cũ) đã được hungphuocloi.com   chuyển đến những trang blog của Hưng Phước Lợi :  ​ Tác hại không ngờ của"vòng tay cao su" :  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/12/tac-hai-khong-ngo-cuavong-tay-cao-su.html Qúa trình phát triển của cây cao su:  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/12/qua-trinh-phat-trien-cua-cay-cao-su.html Giá cao su chạm đáy ?:  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/12/gia-cao-su-cham-ay.html Ông " Hai Lúa " chế tạo máy quét lá cao su :  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/11/ong-h

Ông " Hai Lúa " chế tạo máy quét lá cao su

Ông " Hai Lúa " chế tạo máy quét lá cao su   Đến khu phố Phú Thịnh, xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước hỏi ông Nguyễn Hữu Năm, ít người biết nhưng hỏi “cụ ông quét lá cao-su” ai cũng biết. Ông Năm chỉ về nhà lúc chập tối, mờ sáng lại vào khu rẫy rộng hơn 30 ha cao-su và vườn cây ăn trái sum suê ở thôn 3, xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập. Ở đây nhiều người trồng cao-su nhưng người biết chế chiếc máy quét lá cao-su chỉ duy nhất có mình “Hai Lúa” Nguyễn Hữu Năm.  Là một trong những nông dân có thành tích sản xuất giỏi nhất ở Bình Phước hơn 10 năm nay, ông Năm nhiều lần đi báo cáo điển hình toàn quốc. Thu nhập từ vườn cây ăn trái và cao-su của ông bình quân mỗi năm vài tỉ đồng. Trang trại hơn 30 ha cao-su của ông Năm vào loại đẹp nhất khu vực, bởi ông có kĩ thuật trồng, chọn giống và chăm sóc rất tốt. Hiện ông quản lí hơn 10 công nhân nông nghiệp trong trang trại của mình. Biết tin ông Năm sản xuất thành công máy quét lá cao-su đầu tiên ở Bình Phước và khu vực

Cao su chịu lực

Cao su chịu lực Công ty Sản Xuất Cao Su Chịu Lực Hưng Phước Lợi  là công ty chuyên gia công sản xuất các loại nhựa và cao su.  ( Nhấn vào đây để xem các sản phẩm khác ) Cao su chịu lực   là cao su chịu được lực va đập mạnh, chịu được sức ép và giảm chấn , và có độ đàn hồi tốt. Thường được sử dụng để sản xuất các phụ kiện, linh kiện cho máy móc, ... Ví dụ: được sử dụng cho tàu thuyền để giảm chấn, hoặc dùng để chống đở sức nặng của các loại máy công nghiệp. Ngoài ra, cao su chịu lực còn dùng để giảm chấn cho các loại phụ kiện, giúp cho các loại phụ kiện khác có thể hoặc động tốt hơn , ... ( Nhấn vào đây để hiểu thêm về cao su chịu lực ) Các sản phẩm cao su khác, như : Cao su bố Cao su chịu dầu Cao su chịu hóa chất Cao su chống va đập Cao su kỹ thuật Gioăng cao su Ron, roan, gioăng silicon Cao su chống cháy Cao su chống trượt Cao su xốp​ Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất và gia công các sản phẩm liên quan tới    cao su, nhựa  Chế tạo khuôn, g