Skip to main content

Tác hại " lạnh người " của kẹo cao su ?

Tác hại " lạnh người " của kẹo cao su ?

Nhiều quan điểm trước đây cho rằng nhai kẹo cao su có rất nhiều tác dụng lại không gây hại cho sức khỏe, nhưng thực tế kẹo cao su mang lại nhiều tác hại hơn chúng ta nghĩ !

·   

1.Nhiễm thủy ngân :
Với những người hàn răng phải đặc biệt chú ý khi dùng kẹo cao su. Bởi các chất hàn răng bao gồm thủy ngân, bạc, thiếc và khi nhai kẹo cao su sẽ giải phóng thủy ngân vào cơ thể. Nếu hàm lượng thủy ngân rất nhỏ sẽ không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên, nếu nhiễm thủy ngân ở mức cao có thể gây ra các vấn đề về thần kinh cũng như bệnh mãn tính và rối loạn tâm thần.

2.Kẹo cao su có xuất thân từ "dầu mỏ" :
Kẹo cao su (còn gọi kẹo gôm hoặc kẹo sinh-gôm do phiên âm từ chewing-gum) là một dạng kẹo được thiết kế mềm để nhai mà không nuốt. Theo truyền thống, nó được làm từ nhựa cây chicle, một loại cây ở vùng Trung Mỹ. Tuy nhiên, ngày nay, vì lý do kinh tế và chất lượng nên kẹo cao su sử dụng chất polimer trên nền dầu mỏ thay cho nhựa cây chicle. Người Mêxicô rất thích ăn loại kẹo này và nhai nó suốt ngày. Từ đó, danh tiếng kẹo cao su lại được vang đi khắp mọi nơi trên thế giới. Đây là loại kẹo đặc biệt, đường sẽ tan nhanh và kẹo sẽ hết ngọt sau khi nhai một thời gian. Loại này chỉ được nhai chứ không được nuốt..Ngày nay, kẹo cao su thường có hai loại: Một loại được sản xuất từ nhựa của một số loài cây và một loại được sản xuất từ những chất dẻo và sáp – chiết xuất từ dầu mỏ. Loại kẹo cao su sản xuất từ dầu mỏ có ưu điểm là chi phí thấp. Tuy nhiên, loại kẹo sản xuất từ nhựa cây tự nhiên vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. 

3.Gây đầy hơi :
Một trong những mặt trái phổ biến nhất của thói quen nhai kẹo cao su mọi lúc mọi nơi là chứng đầy hơi khó tiêu. Có thể bạn không nhận ra nhưng suốt quá trình nhai và nuốt nước bọt, bạn đã vô tình nuốt một lượng lớn không khí không cần thiết, dẫn đến tình trạng đầy bụng, ợ hơi.

4. Đau dạ dày :
Hầu hết những chị em có kinh nghiệm tham khảo các bài viết về giảm cân trên các diễn đàn đều chia sẻ với nhau bí quyết nhai kẹo cao su để hạn chế cảm giác thèm ăn.Đúng là việc nhai kẹo cao su giúp bạn đẩy lùi cơn thèm ăn trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng đồng thời nó cũng khiến dịch vị và nước bọt tiết ra nhiều hơn. Nếu nhai kẹo để nhịn ăn trong thời gian dài, bạn dễ bị viêm loét dạ dày do tình trạng thừa axit.

5.Tác hại đối với xương hàm và men răng :
Các hãng kẹo vẫn không ngừng quảng cáo rằng kẹo cao su có khả năng giúp bạn tập trung trí não cho công việc, làm sạch răng và cho hơi thở thơm mát quyến rũ. Quả thật, kẹo cao su giúp làm sạch bề mặt răng, nhưng nếu bạn nhai kẹo 4-5 lần/ngày, kết quả sẽ đi ngược lại những gì bạn mong đợi.
Cụ thể là, răng của bạn sẽ nhanh chóng bị xói mòn, lớp men bảo vệ bên ngoài răng bị tổn hại khiến sớm hình thành sâu răng. Một tác hại nữa là khi nhai kẹo, xương hàm sẽ phát triển, do đó, đối với người chưa dậy thì, thói quen này có thể làm cho khung xương hàm bạnh và thô.

6. Tiêu chảy, béo phì :
Cũng giống như các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng, kẹo cao su mặc dù không chứa đường nhưng cũng không phải vô hại như bạn vẫn tưởng. Đừng tưởng rằng xylitol (chất ngọt thay thế đường) không ảnh hưởng đến cân nặng và số đo 3 vòng của bạn.
Chính việc lạm dụng các chất làm ngọt thay thế đường đã gây ra nhiều phản ứng phụ không mong muốn, trong đó có tiêu chảy. Đây cũng là nguyên nhân gây tăng cân tiềm ẩn mà ít người biết đến.

Comments

Popular posts from this blog

Tin Bài Cao Su ( Cũ )

Để tiện cho việc đăng thêm tin mới, trang www.hungphuocloi.com sẽ chuyển những bài viết cũ và những sản phẩm khác của  Công ty SX TM Nhựa & Cao Su Hưng Phước Lợi   không được đăng trên trang www.hungphuocloi.com , đều được chuyển đến những trang blog khác của Công ty SX TM Nhựa & Cao Su Hưng Phước Lợi  . Dưới đây là đường link dẫn đến những trang blog của Công ty SX TM Nhựa & Cao Su Hưng Phước Lợi : Những tin bài Cao Su (cũ) đã được hungphuocloi.com   chuyển đến những trang blog của Hưng Phước Lợi :  ​ Tác hại không ngờ của"vòng tay cao su" :  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/12/tac-hai-khong-ngo-cuavong-tay-cao-su.html Qúa trình phát triển của cây cao su:  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/12/qua-trinh-phat-trien-cua-cay-cao-su.html Giá cao su chạm đáy ?:  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/12/gia-cao-su-cham-ay.html Ông " Hai Lúa " chế tạo máy quét lá cao su :  http://phukiencaosugiare.blogspot.com/2015/11/ong-h

Ông " Hai Lúa " chế tạo máy quét lá cao su

Ông " Hai Lúa " chế tạo máy quét lá cao su   Đến khu phố Phú Thịnh, xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước hỏi ông Nguyễn Hữu Năm, ít người biết nhưng hỏi “cụ ông quét lá cao-su” ai cũng biết. Ông Năm chỉ về nhà lúc chập tối, mờ sáng lại vào khu rẫy rộng hơn 30 ha cao-su và vườn cây ăn trái sum suê ở thôn 3, xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập. Ở đây nhiều người trồng cao-su nhưng người biết chế chiếc máy quét lá cao-su chỉ duy nhất có mình “Hai Lúa” Nguyễn Hữu Năm.  Là một trong những nông dân có thành tích sản xuất giỏi nhất ở Bình Phước hơn 10 năm nay, ông Năm nhiều lần đi báo cáo điển hình toàn quốc. Thu nhập từ vườn cây ăn trái và cao-su của ông bình quân mỗi năm vài tỉ đồng. Trang trại hơn 30 ha cao-su của ông Năm vào loại đẹp nhất khu vực, bởi ông có kĩ thuật trồng, chọn giống và chăm sóc rất tốt. Hiện ông quản lí hơn 10 công nhân nông nghiệp trong trang trại của mình. Biết tin ông Năm sản xuất thành công máy quét lá cao-su đầu tiên ở Bình Phước và khu vực

Khắc phục giá cao su giảm mạnh ?

Khắc phục giá cao su giảm mạnh ? Trong tình hình giá bán mủ cao su xuống thấp, để cao su tiểu điền phát triển bền vững, người dân cần nhìn nhận và xem xét lại các định mức về đầu tư, chăm sóc đảm bảo năng suất, có thu nhập và vẫn giữ được vườn cây. Giảm chi phí đầu tư Ông Phan Thành Dũng – Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao su VN (RRIV), cho rằng đây là thời điểm để củng cố lại, loại bỏ những vườn cây chất lượng kém, trồng không đúng quy trình kỹ thuật trước đây. “Cao su thời giá cao, nông dân tiểu điền ngày nào cũng cạo, đến thời điểm này nhiều vườn cây kiệt sức. Hiện nay, giá bán mủ thấp, thu nhập bị ảnh hưởng; cùng với sản lượng 2 quý đầu năm không cao, chỉ chiếm 30% sản lượng cả năm, nên có hiện tượng phá bỏ cây cao su. So với lúc cao điểm (gần 90 triệu đồng/tấn), thì giá hiện nay thấp (khoảng 35 triệu đồng/tấn). Nhưng so với các loại cây trồng dài ngày khác, nhất là suất đầu tư thì làm cao su vẫn có lợi nhuận”, ông Dũng nhận định. Để tránh trường hợp, lúc giá